4 lỗi mê tín dị đoan có thể bị phạt trong dịp Tết
Ðầu năm mới, mê tín dị đoan thường nở rộ vì đây là thời điểm con người muốn bày tỏ ước mong một năm làm ăn phát đạt, an lành... và cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội - không gian dễ bị lạm dụng cho việc cầu cúng, tế lễ.
Ở Việt Nam lâu nay, mê tín dị đoan thể hiện rất đa dạng, như: lễ bái, cúng tế, cầu xin; xem tướng số, bói toán; chữa bệnh bằng mẹo hay những kiêng cữ phản khoa học…
Tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo được sửa đổi bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP, những hành vi sau đây tại khu vực lễ hội, di tích có thể khiến bạn bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
+ Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;
+ Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;
+ Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;
+ Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.
Vì vậy, bạn cần phải chú ý điều này để Tết vừa vui mà lại không bị tốn kém một khoản tiền phạt. Bạn có thể tham khảo thêm các mức phạt khác tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?