Những đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?
Pháp luật nước ta có quy định: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Bên cạnh đó, tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Trên đây là nội dung giải đáp về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Mẫu bản kiểm điểm cá nhân đảng viên hiện nay được quy định như thế nào? Ai là người chủ trì kiểm điểm khi người đứng đầu của tổ chức Đảng trình bày bản tự kiểm điểm?
- Điều kiện của Đảng viên giới thiệu kết nạp Đảng? Thời điểm nào đảng viên dự bị được công nhận đảng viên chính thức?
- Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng có thể bị kỷ luật với hình thức nào? Đảng viên được xin miễn công tác và sinh hoạt đảng trong trường hợp nào?
- Đảng viên vi phạm chính sách dân số nào thì bị kỷ luật khai trừ? Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số là bao lâu?
- Các tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng là gì? Tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đảng đối với đảng viên?