Cán bộ, công chức dùng xe công đi lễ, du xuân trong giờ hành chính bị kỷ luật ra sao?
Tại Điểm e Khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định:
"Điều 6. Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
...
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
...
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ)."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì cán bộ, công chức, viên chức không được đi lễ hội trong giờ hành chính, đồng thời cũng không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ) dù là ngoài giờ hành chính hay trong giờ hành chính.
Các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vô tình hay cố ý dùng xe công và các phương tiện công tham gia lễ hội, du xuân trong giờ hành chính mà không thuộc trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ, thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 và Nghị định 34/2011/NĐ-CP đối với cán bộ, công chức vi phạm; theo Luật Viên chức 2010 và Nghị định 27/2012/NĐ-CP đối với viên chức vi phạm.
Theo đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà cán bộ, công chức, viên chức phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
- Đối với cán bộ vi phạm: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cán bộ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách; cảnh cáo; cách chức; bãi nhiệm.
Lưu ý: Hình thức xử lý kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
- Đối với công chức vi phạm: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà công chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc.
Lưu ý: Hình thức xử lý kỷ luật giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý vi phạm: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà công chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách; cảnh cáo; buộc thôi việc.
- Đối với viên chức quản lý vi phạm: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà công chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách; cảnh cáo; cách chức; buộc thôi việc.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?