Quy trình bổ nhiệm lại Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh
Theo quy định tại Điều 24 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1809/QĐ-BHXH năm 2017 thì việc bổ nhiệm lại được thực hiện như sau:
1. Bước 1: Chậm nhất 120 ngày trước khi Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh đến thời điểm bổ nhiệm lại chức vụ hiện giữ, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo bằng văn bản để BHXH tỉnh và Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh đến thời hạn xem xét bổ nhiệm lại biết, thực hiện các thủ tục bổ nhiệm lại theo quy định.
2. Bước 2: Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh đến thời điểm bổ nhiệm lại viết Bản tự nhận xét đánh giá trong thời gian giữ chức vụ; tập thể lãnh đạo và cấp ủy BHXH tỉnh họp nhận xét, đánh giá và có Nghị quyết liên tịch thống nhất đề nghị việc bổ nhiệm lại nếu cán bộ còn đủ điều kiện tiêu chuẩn. Trên cơ sở chủ trương lãnh đạo và cấp ủy đã thống nhất, Giám đốc BHXH tỉnh có Tờ trình kèm theo hồ sơ bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy định này (nhưng hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại không có thành phần hồ sơ quy định tại điểm e, f và g), trình Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét.
3. Bước 3: Tổ chức hội nghị nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại.
- Chủ trì hội nghị và thành phần dự họp: Thực hiện tương tự quy định tại điểm 2.3 khoản 2 Điều 15 Quy định này.
- Nội dung Hội nghị:
+ Người chủ trì Hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh đến thời điểm bổ nhiệm lại đọc bản tự nhận xét đánh giá trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo.
+ Các thành viên dự Hội nghị tham gia ý kiến nhận xét đánh giá đối với người đến thời hạn bổ nhiệm lại về ưu điểm và hạn chế, tồn tại trong thời gian giữ chức vụ (Các ý kiến tham gia được ghi vào biên bản hội nghị).
+ Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín. Việc kiểm phiếu do Vụ Tổ chức cán bộ và đại diện Ban Tổ chức Tỉnh ủy (thành ủy) thực hiện. Kết quả phiếu tín nhiệm không công bố tại hội nghị, là tài liệu tham khảo để Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc và Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy) xem xét, quyết định.
4. Bước 4: Nụ Tổ chức cán bộ tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá và kết quả phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại (kèm theo Biên bản ghi các ý kiến tham gia tại Hội nghị nhận xét, đánh giá bổ nhiệm lại và Biên bản kiểm phiếu tại Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm), trình Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam xem xét, biểu quyết và có Nghị quyết việc bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
5. Bước 5: Lấy ý kiến tham gia của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy).
Căn cứ Nghị quyết đã thống nhất, Ban Cán sự đảng có văn bản lấy ý kiến hiệp y của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy).
6. Bước 6: Quyết định bổ nhiệm lại:
Sau khi có văn bản tham gia ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy), Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, trình Tổng Giám đốc ký quyết định bổ nhiệm lại.
Trên đây là nội dung quy định về việc bổ nhiệm lại Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1809/QĐ-BHXH năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?