Xây nhà không phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Luật Xây dựng 2014 thì trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp khởi công xây dựng các công trình đượcq uy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 thì chủ đầu tư không cần phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Theo đó, chủ đầu tư xây dựng phải có giấy phép giây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước khi khởi công xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
(2) Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn;
(3) Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu di tích lịch sử - văn hóa.
Hồ sơ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ trong các trường hợp này bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, trong khu bảo tồn, trong khu di tích lịch sử - văn hóa mà không có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, trong khu bảo tồn, trong khu di tích lịch sử - văn hóa mà không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa mà không có giấy phép xây dựng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị mà không có giấy phép xây dựng.
Lưu ý: Mức phạt trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra, trường hợp hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, trong khu bảo tồn, trong khu di tích lịch sử - văn hóa không có giấy phép xây dựng đã kết thúc thì còn buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Tuy nhiên, trường hợp đang xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ tại đô thị, trong khu bảo tồn, trong khu di tích lịch sử - văn hóa không có giấy phép xây dựng thì xử lý như sau:
- Cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
- Hết thời hạn trên, mà tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Lưu ý: Sau khi được cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, công trình, phần công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?