Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, KTNN, VKSNDTC, TANDTC trong thực hiện công tác quốc phòng
Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2018/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 14/02/2019, quy định:
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Kiểm toán nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Kiểm toán nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 Luật Quốc phòng và có trách nhiệm sau:
- Tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về quốc phòng của cơ quan, tổ chức mình; phối hợp thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện lệnh, quyết định, biện pháp trong giới nghiêm, thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, động viên cục bộ, tổng động viên, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu; sẵn sàng vũ trang bảo vệ Tổ quốc;
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân; chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng của cơ quan, tổ chức mình, trao đổi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để bố trí sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo xây dựng, hoạt động Ban chỉ huy quân sự, cơ quan làm công tác quốc phòng; chỉ đạo sĩ quan quân đội biệt phái (nếu có) làm công tác quốc phòng ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị thuộc quyền tham gia, phối hợp với cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của cơ quan, tổ chức mình để phục vụ quốc phòng;
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức thuộc quyền có trụ sở chính tại địa phương thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn sở, ban, ngành thuộc ngành, lĩnh vực quản lý thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và cấp có thẩm quyền giao.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, KTNN, VKSNDTC, TANDTC trong thực hiện công tác quốc phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Nhà đầu tư nước ngoài được mở bao nhiêu tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?
- PCI là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số nào? Chỉ số PCI phản ánh về nội dung gì?
- 'Người tham gia giao thông phải có ý thức .., nghiêm chỉnh chấp hành ... giao thông,...' nội dung đầy đủ là gì?