Đại biểu hội đồng nhân dân được hưởng những chế độ gì?
Hiện tại, mức hưởng chế độ đối với Đại biểu HĐND các cấp khác nhau là khác nhau. Vì bạn không cung cấp cho chúng tôi biết thắc mắc của bạn về chế độ đối với Đại biểu HĐND cấp nào, nên chúng tôi cung cấp cho bạn một số thông tin như sau:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quy định chế độ, chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, có quy định:
- Về tiền lương
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật;
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 của Luật tổ chức chính quyền địa phương;
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân:
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: 0,10 mức lương cơ sở/ngày;
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: 0,12 mức lương cơ sở/ngày;
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: 0,14 mức lương cơ sở/ngày;
Ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân là ngày tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân theo kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân:
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: 0,10 mức lương cơ sở/ngày;
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: 0,12 mức lương cơ sở/ngày;
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: 0,14 mức lương cơ sở/ngày;
Ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân là ngày tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân theo kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Hoạt động phí:
+ Hoạt động phí của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã bằng hệ số là 0,3 mức lương tối thiểu;
+ Hoạt động phí của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện bằng hệ số là 0,4 mức lương tối thiểu;
+ Hoạt động phí của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bằng hệ số là 0,5 mức lương tối thiểu;
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế nếu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; khi qua đời được hưởng chế độ mai táng theo quy định của pháp luật;
- Nếu đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ, công chức nhà nước được giữ nguyên lương, các chế độ và phụ cấp khác nếu có;
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Ban biên tg
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?