Hình thức và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
Hình thức và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được quy định tại Điều 14 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 với nội dung như sau:
- Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết.
Theo đó, tại Điểm a Khoản 1 Điều 67 Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định rằng nếu người nào vi phạm các quy định về hình thức, ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, kèm theo đó là bị buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết theo đúng quy định của pháp luật bạn nhé.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?