Như thế nào được xem là chứng cứ trong vụ việc dân sự?
Tại Điều 93 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 có quy định về vấn đề này như sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Theo đó, chứng cứ có thể được thu thập từ các nguồn sau đây:
+ Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
+ Vật chứng.
+ Lời khai của đương sự.
+ Lời khai của người làm chứng.
+ Kết luận giám định.
+ Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
+ Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
+ Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
+ Văn bản công chứng, chứng thực.
+ Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Trên đây là nội dung giải đáp về khái niệm chứng cứ trong vụ việc dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có được khôi phục mã số thuế để hoạt động không?
- VSIL là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có trụ sở chính ở tỉnh thành nào?
- Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
- Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?
- Đảng viên tự hủy thẻ đảng có bị xóa tên không? Xóa tên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên?