Trường hợp nào chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép?
Tại Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị như sau:
Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
- Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
- Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
- Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
- Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
- Cây bóng mát trên đường phố;
- Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm:
- Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
- Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
Trên đây là quy định về điều kiện và các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?