Định mức chi cho việc xây dựng văn bản luật, pháp lệnh là bao nhiêu?
Định mức chi cho việc xây dựng văn bản luật, pháp lệnh quy định tại Điều 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản
- Dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế: mức chi 4.500.000 đồng/đề cương;
- Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 3.800.000 đồng/đề cương.
Chi soạn thảo văn bản
Dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế: mức chi 12.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 7.500.000 đồng/dự thảo văn bản.
Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện văn bản:
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo;
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách hoặc báo cáo đánh giá tác động của văn bản:
- Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi 8.000.000 đồng/báo cáo.
Soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản:
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội mới hoặc thay thế: mức chi 1.000.000 đồng/văn bản;
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 700.000 đồng/văn bản;
Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra:
- Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định: mức chi 500.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo;
Và một số khaorn chi khác theo quy định của pháp luật
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?