Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định tại Điều 5 Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
1. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hiện trên cơ sở các hoạt động, nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này và được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, định mức phân bổ kinh phí cho cơ quan chủ trì soạn thảo được thực hiện như sau:
- Bộ luật mới, thay thế: tối đa 2.000 triệu đồng/dự án.
- Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều: tối đa 1.600 triệu đồng/dự án.
- Dự án luật mới, thay thế: tối đa 1.000 triệu đồng/dự án.
- Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: tối đa 600 triệu đồng/dự án.
- Dự án pháp lệnh mới, thay thế: tối đa 500 triệu đồng/dự án.
- Dự án pháp lệnh sửa đổi, bổ sung: tối đa 300 triệu đồng/dự án.
- Dự án nghị quyết của Quốc hội mới, thay thế: tối đa 500 triệu đồng/dự án.
- Dự án nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung: tối đa 300 triệu đồng/dự án.
- Dự án nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội mới, thay thế: tối đa 400 triệu đồng/dự án.
- Dự án nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung: tối đa 250 triệu đồng/dự án.
b) Dự thảo nghị định của Chính phủ, định mức phân bổ kinh phí 40 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp, chỉ lấy ý kiến tham gia của một số bộ, ngành trung ương và 60 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, phải lấy ý kiến tham gia của nhiều bộ, ngành trung ương, đoàn thể và địa phương. Trường hợp dự thảo nghị định phải tổ chức họp lấy ý kiến rộng rãi, nhiều lần với phạm vi rộng, thì mức phân bổ kinh phí do thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, xây dựng quyết định trong phạm vi dự toán ngân sách chi thường xuyên được giao;
c) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: định mức phân bổ kinh phí 30 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp hoặc ít phải tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến và 50 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp hoặc phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều lần;
d) Dự thảo nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước: định mức phân bổ kinh phí 15 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp, phạm vi điều chỉnh hẹp và 30 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, phạm vi đối tượng thực hiện rộng trong toàn quốc, phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều lần;
đ) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt được ban hành mới hoặc thay thế:
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân:
+ Cấp tỉnh: 10 triệu đồng/văn bản;
+ Cấp huyện: 8 triệu đồng/văn bản;
+ Cấp xã: 6 triệu đồng/văn bản.
- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt: 10 triệu đồng/văn bản.
- Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung định mức phân bổ kinh phí không quá 80% định mức phân bổ đối với văn bản được ban hành mới hoặc thay thế.
2. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên đã được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?