Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đăng ký tạm trú có thể được hiểu là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
Theo quy định tại Luật cư trú 2020 thì công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đến đăng ký tạm trú phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
(2) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Lưu ý: Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
2. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền giải quyết: Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đến tạm trú.
Thủ tục xin cấp giấy xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đến xin cấp giấy xác nhận phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
(2) Giấy tờ, tài liệu chứng minh công dân trước đây có hộ khẩu thường trú (nếu có).
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận và trả kết quả cho công dân.
Nội dung xác nhận bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, ngày, tháng, năm đăng ký thường trú, ngày, tháng, năm xóa đăng ký thường trú.
Lưu ý: Trường hợp không xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền xác nhận: Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì có thẩm quyền xác nhận việc công dân trước đây đã có hộ khẩu thường trú.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?