Nội dung biện pháp cải tạo rừng tự nhiên
Tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, quy định nội dung biện pháp cải tạo rừng tự nhiên:
- Cải tạo toàn diện: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc dưới 25°, thực hiện biện pháp khai thác trắng trên toàn bộ diện tích lô rừng, giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích; trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
- Cải tạo cục bộ theo băng: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc từ 25° trở lên, thực hiện biện pháp khai thác trắng cục bộ theo băng, chiều rộng của băng chặt và băng chừa từ 08 m đến 12 m; giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích trên băng chặt; trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
- Cải tạo cục bộ theo đám: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc từ 25° trở lên, khai thác trắng cục bộ theo đám với diện tích từ 3000 m2 đến 5000 m2; giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích; trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
Đối tượng quy định tại Điều này là rừng sản xuất: diện tích tối đa được cải tạo một lần không quá 50 ha trong một tiểu khu rừng; khi cây trồng trên diện tích cải tạo đủ tiêu chí thành rừng, mới được thực hiện ở diện tích rừng khác trong cùng tiểu khu.
Trên đây là quy định về nội dung biện pháp cải tạo rừng tự nhiên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?