Nội dung biện pháp làm giàu rừng theo đám
Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 7 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, quy định:
Đối tượng:
a) Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) là rừng phục hồi có cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng với số lượng dưới 400 cây/ha hoặc cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng dưới 500 cây/ha. Cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn bộ diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và dưới 200 bụi/ha;
b) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên phục hồi đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt dưới 500 cây gỗ/ha hoặc số lượng cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m dưới 1000 cây/ha. Cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn bộ diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70% và dưới 200 bụi/ha.
Nội dung biện pháp làm giàu rừng theo đám:
- Thực hiện làm giàu rừng theo đám ở những nơi có khoảng trống từ 1000 m2 đến dưới 3000 m2;
- Các biện pháp kỹ thuật thực hiện theo các quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều này;
- Mật độ trồng: tối đa 500 cây/ha; vị trí cây trồng cách mép rừng từ 03 m đến 04 m và cách những cây tái sinh mục đích có sẵn với cự ly thích hợp, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt.
Trên đây là quy định về nội dung và đối tượng áp dụng biện pháp làm giàu rừng theo đám.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?