Cấu thành tội phạm của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
"Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."
Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cụ thể như sau:
1. Về mặt khách quan của tội phạm:
a. Đối với trường hợp giết con mới đẻ
- Về hành vi: Người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt có hành vi cố tình giết con mới đẻ.
Hành vi giết con mới đẻ có thể được thực hiện thông qua các hình thức bóp mũi, bóp cổ cho ngạt thở,...; hoặc không cho con bú dẫn đến đứa trẻ chết,...
- Về mặt hậu quả: Tước đoạt mạng sống của con mới đẻ.
b. Đối với trường hợp vứt bỏ con mới đẻ:
- Về hành vi: Người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt có hành vi cố tình vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Hành vi vứt bỏ con mới đẻ có thể được thể hiện thông qua việc vứt con ngoài cổng chùa, vứt con vào thùng rác, ngoài đường phố,...
- Về mặt hậu quả: Làm chết con mới đẻ là hậu quả bắt buộc.
2. Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp hoặc do lỗi cố ý gián tiếp.
Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là rất nguy hiểm sẽ tước đoạt đi mang sống của đứa trẻ, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Còn cố ý gián tiếp là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể dẫn đến cái chết cho con mới đẻ, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy người phạm tội không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của con mới đẻ hoặc bỏ mặt cho hậu quả đó xảy ra đối với con mới dẻ (đối với trường hợp vứt con mới đẻ)
3. Mặt khách thể của tội phạm:
- Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của người khác được pháp luật hình sự bảo vệ; xâm phạm đến quyền được sống của cá nhân được pháp luật bảo vệ.
- Đối tượng tác động ở đây là con được sinh ra trong 07 ngày tuổi.
4. Về mặt chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chủ thể đặt biệt. Ở đây chính là người mẹ có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ (nếu người cha có hành vi trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội giết người) chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
Hình phạt đối với người phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ:
Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội giết con mới đẻ có thể bị phạt tù 06 tháng đến 03 năm.
Và tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội vứt bỏ con mới đẻ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?