Phá thai bị phạt bao nhiêu?
Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định:
Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.
Khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm: Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.
Theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 thì tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần đều là vi phạm pháp luật.
Khoản 1 Điều 84 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
Như vậy, theo các quy định trên, mọi hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi, phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi đều bị nghiêm cấm. Pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện sức khỏe, kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện phá thai, bởi đây là hành động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và nhiều vấn đề khác, đặc biệt bạn không nên phá thai khi thai đã quá nhiều tuần tuổi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?