Soạn thảo văn bản của Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào?
Soạn thảo văn bản của Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 7 Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước và sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2018, cụ thể như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được xây dựng, soạn thảo theo Quyết định số 1662/QĐ-KTNN ngày 03/11/2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước.
- Văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành và các loại văn bản khác được xây dựng, soạn thảo theo yêu cầu, nội dung sau:
+ Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo và chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức, Tổng Kiểm toán Nhà nước giao cho đơn vị, tổ chức soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo văn bản.
+ Đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
++ Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn, nơi nhận văn bản;
++ Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;
++ Soạn thảo văn bản;
++ Những văn bản quan trọng hoặc trong trường hợp cần thiết, đề xuất với Tổng Kiểm toán Nhà nước tham khảo ý kiến các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?