Thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ được sinh ra do mang thai hộ

Tôi bị bệnh nên không thể có con, do đó mà vợ chồng chúng tôi có nhờ chị gái tôi đã có gia đình mang thai hộ, thủ tục chúng tôi thực hiện theo đúng quy định pháp luật rồi. Nhưng hiện vẫn còn lăn tăn việc làm giấy chứng sinh cho con như thế nào, nên ban biên tập vui lòng hỗ trợ giúp: Thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ do mang thai hộ được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định tại đâu để tôi có thể tham khảo thêm. Tuyết Mai (mai****@gmail.com)

Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT có quy định thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh gồm:

- Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi;

- Nhà hộ sinh;

- Trạm y tế cấp xã;

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT, có quy định thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ do mang thai hộ như sau:

.....

Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.

Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này tuy nhiên Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT, cụ thể:

Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01 hoặc Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Mang thai hộ như thế nào là hợp pháp?

Tổ chức đưa người ra nước ngoài mang thai hộ bị xử lý thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
435 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào