Đeo trang sức làm bằng ngà voi có bị bắt không?
Căn cứ pháp lý:
- Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES);
- Luật Đầu tư 2014;
- Bộ luật hình sự 2015;
- Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;
- Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Nội dung trả lời:
Theo quy định hiện hành, tất cả các sản phẩm ngà voi châu Phi bị buôn bán trái phép đều được coi là mẫu vật thuộc Phụ lục I của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Và theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2014 thì hoạt động đầu tư kinh doanh các mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp là hoạt động bị pháp luật cấm.
Do đó, hành vi buôn bán ngà voi và các sản phẩm từ ngà voi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Đối với các hành vi quảng cáo các sản phẩm bị cấm như vòng tay, nhẫn, mặt dây chuyền làm từ ngà voi có thể bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 50 Nghị định 158/2013/NĐ-CP:
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Như vậy, quảng cáo và buôn bán ngà voi cũng như các sản phẩm làm từ ngà voi là vi phạm pháp luật. Không những vậy, hành vi buôn bán, tiêu thụ ngà voi và các sản phẩm làm từ ngà voi đã và đang vô tình tiếp tay cho các đối tượng săn bắt, buôn bán ngà voi trái phép. Anh/Chị không nên mua và tiêu thụ các sản phẩm từ ngà voi nói riêng và các sản phẩm làm từ các loài động vật hoang dã khác nói chung.
Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?