Mực nước động cho phép của từng giếng trong Vùng hạn chế 2
Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 10/02/2019, quy định:
Mực nước động cho phép của từng giếng được tính từ mặt đất tại khu vực xung quanh giếng đến một nửa bề dày của tầng chứa nước không áp hoặc đến mái của tầng chứa nước có áp, nhưng không được vượt quá quy định sau đây:
- Trường hợp các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng: Không vượt quá 35 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hà Nội và các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
- Trường hợp các tầng chứa nước lỗ hổng ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Không vượt quá 40 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; không vượt quá 35 m đối với các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
- Trường hợp các tầng chứa nước lỗ hổng ở các vùng không quy định tại điểm a, điểm b khoản này: Không vượt quá 30 m;
- Đối với các tầng chứa nước trong đá bazan ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên: Không vượt quá 50 m.
Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được cấp sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải ghi rõ mực nước động cho phép đối với từng giếng. Mực nước động lớn nhất quy định trong giấy phép được xác định trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép, nhưng tối đa không được vượt quá quy định tại khoản này.
Trên đây là quy định về mực nước động cho phép của từng giếng trong Vùng hạn chế 2.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?