Ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tại các tỉnh bị áp dụng thiết quân luật?
Pháp luật hiện hành của nước ta có quy định: Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện. Theo đó, Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình.
Việc quản lý nhà nước tại các tỉnh trong thời gian áp dụng thiết quân luật được quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 với nội dung như sau:
Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt quy định tại khoản 6 Điều này và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương cấp tỉnh thiết quân luật được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản thực hiện theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.
=> Như vậy, theo quy định này thì trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật sẽ được giao cho đơn vị quân đội thực hiện bạn nhé.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?