Phụ cấp trang phục có tính đóng BHXH?
Theo Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; Khoản 2.3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như là:
1. Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động 2012
2. Tiền thưởng sáng kiến
3. Tiền ăn giữa ca
4. Khoản hỗ trợ xăng xe
5. Khoản hỗ trợ điện thoại
6. Khoản hỗ trợ đi lại
7. Khoản hỗ trợ tiền nhà ở
8. Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ
9. Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ
10. Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết
11. Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn
12. Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động
13. Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động
14. Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp
15. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định này thì không phải tất cả các loại phụ cấp đều làm căn cứ đóng BHXH. Đối với phụ cấp trang phục nếu được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động thì đây là khoản không tính đóng BHXH. Trường hợp không đáp ứng điều kiện này thì vẫn phải tính đóng BHXH bình thường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phụ cấp trang phục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?