Hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh
Hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2017/TT-BTC, theo đó:
1. Để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch và tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định. Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường mở tại công ty chứng khoán đồng thời là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư được sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán nêu trên để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định.
2. Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư thực hiện như sau:
a) Lệnh giao dịch của các nhà đầu tư được khớp với nhau trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Sau khi lệnh được khớp, nhà đầu tư được coi là đã tham gia hợp đồng chứng khoán phái sinh, có đầy đủ quyền và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó;
b) Trước khi đặt lệnh giao dịch, trong thời gian nắm giữ vị thế và khi thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải bảo đảm mức ký quỹ duy trì theo yêu cầu của thành viên bù trừ, phù hợp với quy định tại Thông tư này;
c. Nhà đầu tư phải đảm bảo vị thế trên tài khoản giao dịch trong giới hạn vị thế theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Trường hợp vượt giới hạn vị thế, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện các giao dịch đối ứng để giảm vị thế, bổ sung ký quỹ (nếu cần thiết) trong thời hạn theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Sau thời hạn quy định, nhà đầu tư không hoàn tất việc giảm vị thế thì thành viên bù trừ được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư. Trường hợp thành viên bù trừ không thực hiện giao dịch đối ứng để đóng vị thế của nhà đầu tư, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ.
Trên đây là tư vấn về hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 11/2016/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?