Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ được quy định tại Điều 99 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 như sau: (Điều này được bổ sung bởi Khoản 24 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa.
3. Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; tổ chức lực lượng Cảnh sát đường thủy tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên đường thủy nội địa đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật; thống kê, cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.
3a. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật về quy hoạch và chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với khu vực hoạt động thủy sản, tàu cá hoạt động trên đường thủy nội địa. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan khi xây dựng quy hoạch đê điều, công trình thủy lợi và kế hoạch phòng, chống thiên tai có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa; chỉ đạo thực hiện việc đặt, duy trì báo hiệu đường thủy nội địa đối với các công trình thủy lợi và thanh thải kịp thời các công trình thủy lợi không còn sử dụng nhưng ảnh hưởng tới luồng và hành lang bảo vệ luồng. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông, quản lý khai thác tài nguyên có liên quan đến luồng và hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trên đường thuỷ nội địa.
7. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?