Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản đối với rừng sản xuất
Tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy đinh xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản đối với rừng sản xuất như sau:
- Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng; xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
- Phân chia chức năng rừng theo các khu rừng có giá trị bảo tồn cao theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng sản xuất theo quy định tại Điều 45 và Điều 48 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
- Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại, sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác lâm sản. Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng theo quy định tại Phụ lục V và tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản theo Mẫu số 12 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 60 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
- Xây dựng kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
- Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại các điểm k, l, m, n và điểm p khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
- Xây dựng kế hoạch cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp với mục đích sử dụng rừng;
- Xây dựng kế hoạch chế biến, thương mại lâm sản: xác định vị trí, quy mô nhà xưởng, công nghệ, máy móc, thiết bị, nguồn nguyên liệu, loại hình sản phẩm, thị trường tiêu thụ, các nguồn lực đầu tư.
Trên đây là quy định về xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản đối với rừng sản xuất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?