07 hành vi bị cấm trong việc phòng, chống rửa tiền
Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
+ Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
+ Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
+ Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
Theo đó, tại Điều 7 Luật phòng, chống rửa tiền 2012 có quy định về những hành vi bị cấm trong việc phòng, chống rửa tiền như sau:
- Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.
- Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
- Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
- Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Trên đây là nội dung giải đáp về những hành vi bị cấm trong việc phòng, chống rửa tiền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Nhà đầu tư nước ngoài được mở bao nhiêu tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?
- PCI là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số nào? Chỉ số PCI phản ánh về nội dung gì?
- 'Người tham gia giao thông phải có ý thức .., nghiêm chỉnh chấp hành ... giao thông,...' nội dung đầy đủ là gì?
- Từ 01/01/2025, lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe là bao nhiêu?