Mục đích của việc tiếp công dân
Pháp luật của nước ta có quy định:
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.
Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân do Thanh tra Chính phủ ban hành có quy định về mục đích của việc tiếp công dân như sau:
- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước để xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh; trả lời cho công dân biết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung giải đáp về mục đích của việc tiếp công dân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu tờ khai?
- Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Mẫu tờ khai đăng ký thuế tổng hợp người phụ thuộc 20-ĐK-TH-TCT theo Thông tư 86 năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- diemthi.hanoi.edu.vn tra cứu điểm thi HSG lớp 9 Hà Nội năm 2024 2025?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5 2025?