Trường hợp nào bên bán phải có trách nhiệm hoàn trả tiền và nhận lại hàng nếu bên mua yêu cầu?
Tại Điều 445 Bộ luật dân sự 2015 có quy định bảo đảm chất lượng vật mua bán như sau:
- Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
- Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:
+ Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
+ Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
+ Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.
Tại Khoản 3 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:
a) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
b) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ;
c) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Như vậy, bên bán có nghĩa vụ sửa chữa, đổi, giảm giá và bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của bên mua.
Theo đó, bên bán có trách nhiệm hoàn trả tiền và nhận lại hàng hóa nếu bên mua yêu cầu hủy hợp đồng trong các trường hợp sau:
– Bên bán giao tài sản không đúng số lượng theo Điểm c, Khoản 2, Điều 437, Bộ luật Dân sự 2015;
– Bên bán giao vật không đồng bộ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 438 Bộ luật Dân sự 2015;
– Bên bán giao tài sản không đúng chủng loại theo Khoản 3, Điều 439 Bộ luật Dân sự 2015.
=> Như vậy, bên bán phải có trách nhiệm hoàn trả tiền và nhận lại hàng khi hàng không đáp ứng nhu cầu chất lượng cũng như cam đoan ban đầu.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
- Hà Nội yêu cầu đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025?
- Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước bị xử phạt như thế nào?
- 19 tính năng cơ bản của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2027?