Quyền chiếm hữu dân sự được quy định như thế nào?
Quyền chiếm hữu dân sự được quy định tại Tiểu mục 1 Mục 1 Chương XIII Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản tổ chức 27/2 ngày Thầy thuốc Việt Nam mới nhất 2025?
- Các bước thực hiện hoàn thuế TNCN tự động theo Quyết định 108 từ 2025?
- 03 trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện từ 1/2/2025?
- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời của Đảng viên năm 2025?
- CBCCVC có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu, hưởng chính sách thế nào?