Công ty chậm chốt sổ bảo hiểm có bị phạt không?
Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Khi doanh nghiệp chậm chốt sổ BHXH cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động...
Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Khi doanh nghiệp chậm chốt sổ BHXH cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động...
Trong trường hợp của bạn, khi nghỉ việc đã lâu mà công ty chưa chốt sổ BHXH thì bạn nên gửi đơn khiếu nại đến Phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi Công ty bạn đặt trụ sở để yêu cầu Công ty thực hiện chốt và trả sổ BHXH. Công ty khi chậm chốt sổ BHXH cho bạn sẽ bị phạt tiền phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đối với BHXH một lần: Theo Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì bạn đủ điều kiện làm thủ tục hưởng BHXH một lần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
- Giỗ tổ 2025 vào ngày nào, thứ mấy? Giỗ tổ 2025 được nghỉ 3 ngày đúng không?
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Ngày giờ nào đẹp nhất để cúng ngày vía Thần Tài 2025?
- Xe tang có được vượt đèn đỏ không? Xe tang vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?