Kết luận về y học giám định pháp y tâm thần Bệnh tâm thần phân liệt (F20)

Tôi được biết, hiện nay theo quy định của pháp luật thì có 21 bệnh tâm thần, rối loạn thường gặp phải giám định trong tố tụng hình sự. Trong đó có bệnh tâm thần phân liệt (F20). Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi, kết luận giám định bệnh tâm thần phân liệt (F20) được quy định ra sao?  

Kết luận về y học giám định pháp y tâm thần Bệnh tâm thần phân liệt (F20) quy định tại Thông tư 18/2015/TT-BYT về Quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

a) Họ và tên;

b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:

c) Các nhóm triệu chứng để chẩn đoán:

- Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị phát thanh;

- Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt đến vận động thân thể hay các chi hoặc có liên quan đến những ý nghĩ, hành vi hay cảm giác đặc biệt; Tri giác hoang tưởng;

- Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó của thân thể;

- Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa và hoàn toàn không thể có được như tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hoặc những khả năng và quyền lực siêu nhân (thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với những người của thế giới khác);

- Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng;

- Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan hay lời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt;

- Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng hay uốn sáp, phủ định, không nói, hay sững sờ;

- Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay giảm sút hiệu suất lao động xã hội; phải rõ ràng là các triệu chứng trên không do trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra;

- Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính tác nhân biểu hiện như là mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.

d) Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào ICD - 10:

- Phải có ít nhất một nhóm triệu chứng (rõ ràng) trong bốn nhóm triệu chứng từ (1) đến (4), hoặc có ít nhất hai trong số năm nhóm triệu chứng từ (5) đến (9);

- Các triệu chứng kéo dài ít nhất một tháng;

- Loại trừ: Bệnh não, trầm cảm, hưng cảm mở rộng, bệnh nhân trong trạng thái nhiễm độc ma túy.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
881 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào