Hướng dẫn tính lãi chậm trả, lãi quá hạn mới nhất 2019
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Trường hợp bên vay không trả lại khoản nợ cho bên cho vay đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng vay thì bên vay có trách nhiệm trả lại chậm trả, lãi quá hạn cho bên cho vay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tùy từng trường hợp hợp đồng vay có lãi hay không mà việc tính lãi chậm trả, lãi quá hạn sẽ có sự khác nhau.
Theo đó, theo quy định tại Điều 466 và Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng vay có thỏa thuận khác, việc tính lãi chậm trả, lãi suất quá hạn đối với hợp đồng vay tiền được thực hiện như sau:
Lãi |
Hướng dẫn |
Tính lãi quá hạn (chỉ áp dụng đối với trường hợp vay có lãi) |
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những nội dung nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường cao đẳng sư phạm là gì? Chủ tịch Hội đồng trường cần đáp ứng các tiêu chuẩn thế nào?
- Bán bánh kẹo giả vào dịp Tết Nguyên đán bị xử phạt thế nào?
- Kế hoạch an toàn sinh học đối với cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật được xây dựng, rà soát, điều chỉnh như thế nào?
- Khách hàng không rút được tiền tại cây ATM trong dịp Tết Nguyên đán thì cần phải làm gì?