Hướng dẫn tính lãi chậm trả đối với trường hợp vay có lãi mới nhất 2019
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Trường hợp bên vay không trả lại khoản nợ cho bên cho vay đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng vay thì bên vay có trách nhiệm trả lại chậm trả cho bên cho vay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tại Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
...
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Mặt khác, Tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
"Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."
Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì lãi chậm trả trong trường hợp vay có lãi được tính trên lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả (lãi chậm trả trong trường hợp vay có lãi sẽ không tính trên nợ gốc, mà nợ gốc sẽ được tính lãi quá hạn).
Theo đó, bên vay phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất 10%/năm trên số tiền chậm trả (tương ứng với 0,83%/tháng), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Có thể cụ thể hóa bằng công thức sau đây:
Lãi chậm trả = [Lãi trong kỳ hạn - Lãi đã thanh toán] x Lãi suất chậm trả x Thời gian chậm trả
Trong đó:
- Lãi trong kỳ hạn được tính bằng công thức sau:
Lãi trong kỳ hạn = (nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn vay
- Thời gian chậm trả được tính theo tháng, tương ứng với mức lãi suất 0,83%/tháng)
Trường hợp thời gian chậm trả được tính theo năm thì tương ứng với mức lãi suất là 10%/năm.
Ví dụ: Bạn vay bạn của bạn 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm trong thời hạn 01 năm, tiền lãi và nợ gốc sẽ trả chung một lần khi đến thời hạn trả nợ. Nhưng bạn trả nợ vay và lãi chậm một năm so với thời hạn vay. Nếu trường hợp không có thỏa thuận khác thì bạn phải trả lãi chậm trả cho bạn của bạn như sau:
Lãi chậm trả = (100 triệu x 10%) x 10% x 01 = 01 triệu đồng.
Còn phần nợ gốc 100 triệu đồng, nếu không có thỏa thuận khác thì bạn có trách nhiệm trả lãi quá hạn theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm Tháng 11 2024 - Lịch vạn niên Tháng 11 2024 đầy đủ, mới nhất? Tháng 11 âm lịch có ngày lễ lớn nào không?
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân có được hưởng trợ cấp một lần khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện không?
- Gọi đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 để quấy rối, đe dọa, xúc phạm bị xử phạt bao nhiêu tiền?