03 cách niêm phong vật chứng
Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 127/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về các cách niêm phong vật chứng như sau:
- Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên nhũng phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
- Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng;
- Đối với một số loại vật chứng có thể sử dụng khóa, kẹp dây chì, dây thép và các hình thức khác để bao bọc vật chứng sau đó dán giấy niêm phong.
Trên đây là nội dung giải đáp về các cách niêm phong vật chứng. Ban có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 127/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết nối viễn thông là gì? Nguyên tắc kết nối viễn thông theo quy định của Luật Viễn thông mới thế nào?
- Hồ sơ quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm những gì?
- Lời chúc 19 11 cho đồng nghiệp ngắn gọn? Ngày Quốc tế Đàn ông lao động nam có được nghỉ không?
- Diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất đối với từng loại đất sau khi tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mới nhất năm 2024?
- Công ty tài chính tổng hợp có được mua lại công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán không?