Quy chế hoạt động của hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới
Quy chế hoạt động của hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (có hiệu lực 11/02/2019), theo đó:
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được thành lập, Hội đồng quản lý có trách nhiệm hoàn thiện Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.
Thời gian xem xét phê duyệt của cấp có thẩm quyền tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
2. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Những quy định chung;
- Nguyên tắc làm việc;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý; quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý;
- Kinh phí hoạt động và thù lao của Hội đồng quản lý;
- Cơ chế hoạt động;
- Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên;
- Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và cấp ủy đơn vị sự nghiệp công lập;
- Chế độ thông tin, báo cáo và quản lý văn bản, tài liệu của Hội đồng quản lý.
Trên đây là tư vấn về quy chế hoạt động của hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 39/2018/TT-NHNN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?