Kiến trúc mạng Ngân hàng Nhà nước mới nhất
Tại Điều 3 Thông tư 34/2018/TT-NHNN, có hiệu lực ngày 01/03/2019, quy định kiến trúc mạng Ngân hàng Nhà nước như sau:
1. Kiến trúc logic mạng Ngân hàng Nhà nước:
- Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm các lớp chính sau: lớp mạng lõi, lớp mạng phân phối, lớp mạng truy cập;
- Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm dữ liệu bao gồm các phân vùng chính sau: phân vùng mạng cho máy chủ nghiệp vụ, phân vùng mạng Internet, phân vùng mạng Intranet, phân vùng mạng Extranet, phân vùng DMZ và phân vùng mạng quản trị;
- Kiến trúc logic mạng cục bộ tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các phân vùng chính sau: phân vùng mạng Intranet, phân vùng mạng Extranet, phân vùng mạng Internet và phân vùng mạng quản trị;
- Kiến trúc mạng diện rộng Ngân hàng Nhà nước bao gồm các kết nối mạng giữa Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng; Trung tâm dữ liệu với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Cổng giao tiếp kết nối giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức bên ngoài.
2. Kiến trúc vật lý mạng Ngân hàng Nhà nước bao gồm: trang thiết bị mạng, hạ tầng truyền dẫn mạng cục bộ và hạ tầng truyền dẫn mạng diện rộng.
3. Phân chia hệ thống mạng cục bộ thành các phân vùng mạng theo phạm vi truy cập và kiểm soát truy cập giữa các phân vùng mạng bằng tường lửa.
Trên đây là quy định về kiến trúc mạng Ngân hàng Nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?