Người làm chứng không đến Tòa làm chứng sẽ bị xử lý ra sao?
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Những người là người bào chữa của người bị buộc tội; người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn thì không được làm người làm chứng.
Người làm chứng trong tố tụng hình sự có quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trong đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người làm chứng có nghĩa vụ sau đây:
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
Như vậy: Đối với trường hợp của bạn, thì bạn đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án đến phiên tòa xét xử vụ án hình sự để làm người làm chứng thì bạn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.
Trường hợp bạn không có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của bạn tại phiên tòa gây trở ngại cho việc xét xử vụ án hình sự thì bạn có thể bị dẫn giải theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Theo đó, theo quy định tại Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định dẫn giải bạn đến phiên tòa xét xử vụ án hình sự mà bạn được xác định là người làm chứng.
(Việc dẫn giải sẽ không được bắt đầu vào ban đêm; trường hợp bạn là người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế thì không bị dẫn giải)
Mặt khác, Tại Điều 383 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
"Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Như vậy: Trường hợp bạn được xác định là người làm chứng trong vụ án hình sự (không thuộc các trường hợp là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội) mà từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, bạn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, tại Điều 382 Bộ luật hình sự 2015 và Điểm u Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:
"Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Như vậy: Trường hợp bạn được xác định là người làm chứng trong vụ án hình sự mà khai báo gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối.
Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối thì bạn có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Mẫu bảng thống kê phân loại thửa đất và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 25?
- Đại hội thành viên bất thường của Hợp tác xã được triệu tập trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?