Tư vấn trợ cấp thôi việc
- Theo quy định tại Điều 2 thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH của BLĐTB&XH, người bị thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm, hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Đã đăng ký thất nghiệp với trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với trung tâm giới thiệu việc làm theo quy định tại thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH.
Điều 41 nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12-12-2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp quy định:
1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 điều 102 Luật bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản HĐLĐ, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi bạn chấm dứt HĐLĐ nên bạn đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 42 BLLĐ, khi chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Khoản 5 Điều 14 nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ quy định: thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12 tháng được làm tròn như sau: từ đủ 6 tháng đến 12 tháng được tính bằng một năm làm việc.
Theo quy định tại Điều 15 nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương: Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương theo HĐLĐ, được tính bình quân của sáu tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Như vậy đối với trường hợp của bạn, trong thời gian từ tháng 4-2009 đến tháng 10-2010 bạn không đóng bảo hiểm thất nghiệp nên bạn được hưởng trợ cấp thôi việc. Thời gian làm việc của bạn để tính hưởng trợ cấp thôi việc là hai năm.
Tiền lương để làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho bạn được tính bình quân của sáu tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc, với mức lương là 1.500.000 đồng/tháng + phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?