Những loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;
- Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008;
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007;
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008;
- Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010;
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP;
- Nghị định 122/2016/NĐ-CP.
Hiện nay, các loại thuế dưới dây là các loại thuế doanh nghiệp sau khi thành lập và đi vào hoạt động phải đóng hoặc có thể phải đóng theo quy định của pháp luật bao gồm:
1/ Lệ phí môn bài:
Theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: Lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm;
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: Lệ phí môn bài là 03 triệu đồng/năm.
Từ năm 2018, theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu.
2/ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.
- Doanh thu đến 20 tỷ đồng: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%;
- Doanh thu từ trên 20 tỷ đồng: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%;
Từ năm 2018, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường nêu trên (theo Khoản 1 Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017).
3/ Thuế giá trị gia tăng
Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 quy định: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% - 5% - 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).
4/ Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế thu nhập cá nhân được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.
- Các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.
5/ Thuế xuất nhập khẩu
Thuế này áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu các loại thuế này.
Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hai loại thuế này áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %; phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.
- Đối với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Trong đó, thuế suất được xác định theo từng mặt hàng chịu thuế, quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP
- Đối với phương pháp tính thuế tuyệt đối: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
- Đối với phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối
6/ Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế này áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
7/ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế này áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có sử dụng hoặc kinh doanh nhà đất thì phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định tại Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010.
Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?