Chính sách đối xử nhân đạo với vật nuôi theo Luật Chăn nuôi 2018

Luật Chăn nuôi vừa được Quốc hội thông qua có thiên hướng đối xử nhân đạo đối với vật nuôi trong chăn nuôi. Nhưng xin cho hỏi, các quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi được Luật Chăn nuôi mới cụ thể hóa thành các quy định như thế nào?

Ngày 19/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Chăn nuôi 2018).

Luật Chăn nuôi 2018 quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi.

Theo quy định tại Điều 69, 70, 71, 72 Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì chính sách đối xử nhân đạo với vật nuôi được quy định cụ thể như sau:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;

- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;

- Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;

- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển

Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;

- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;

- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ

Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;

- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;

- Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác

- Vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo theo quy định trên.

- Đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
416 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào