Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Tại Khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ như sau:
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
- Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
- Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
- Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
- Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;
- Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;
- Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
- Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
- Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;
- Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
- Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
- Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Trên đây là quy định về nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?