Điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng
Tại Điều 22 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng:
1. Nội dung điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng:
- Điều tra sinh khối thực vật sống, bao gồm: các bộ phận của cây trên mặt đất và dưới đất;
- Điều tra trữ lượng các bon rừng, bao gồm: các-bon trong sinh khối sống theo quy định tại điểm a khoản này; các-bon trong gỗ chết, các-bon trong thảm mục; các-bon trong đất,
2. Phương pháp điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon:
- Thiết lập hệ thống ô tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 11 của Thông tư này để thu thập số liệu tính toán sinh khối và quy đổi trữ lượng các-bon;
- Thu thập mẫu điều tra, bao gồm: cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi, dây leo, thảm mục, các bộ phận cây dưới mặt đất để tính toán trực tiếp trữ lượng các-bon;
- Lấy mẫu đất và phân tích trữ lượng các-bon trong đất;
- Tính toán trữ lượng các-bon bằng phương pháp trực tiếp từ mẫu điều tra được quy định tại điểm b khoản này hoặc quy đổi gián tiếp khác từ sinh khối theo quy định tại điểm a khoản này,
3. Thành quả điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon: báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sinh khối và trữ lượng các-bon rừng.
Trên đây là quy định về điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các trường hợp được cộng điểm thi vào lớp 10 năm 2025?
- Mẫu đánh giá viên chức theo Nghị định 90 mới nhất năm 2025?
- 05 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 từ năm 2025?
- Chậm nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trong hầm đường bộ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?