Đọc trộm tin nhắn của người khác có bị đi tù không?
Quyền bí mật đời tư của cá nhân bao gồm quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác được pháp luật tôn trọng và được pháp luật bảo vệ chặt ché. Theo đó pháp luật nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Trừ các trường hợp bóc mở, kiểm soát, thu giữ theo quy định của pháp luật để phục vụ các công tác điều tra, xử lý tội phạm hoặc phục vụ các mục đích khác nhằm bảo vệ chính quyền, nhân dân.
Các hành vi xâm phạm đến bí mật đời tư của cá nhân trái luật, trong đó bao gồm hành vi đọc trộm tin nhắn facebook, zalo hay tin nhắn đện thoại của người khác đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đọc trộm tin nhắn facebook, zalo hay tin nhắn đện thoại của người khác mà người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính, hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
1. Xử lý hành chính:
Trường hợp người nào xâm phạm bí mật đời tư của người khác mà có hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, còn buộc phải thu hồi tư liệu, tài liệu đó theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
2. Xú lý hình sự:
Người nào có hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 2015.
Theo đó, Người nào xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
- Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?