Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống
Tại Điều 20 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống như sau:
1. Nội dung điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:
- Điều tra, xây dựng danh lục thú;
- Điều tra, xây dựng danh lục chim;
- Điều tra, xây dựng danh lục bò sát, lưỡng cư;
- Điều tra, xây dựng danh lục cá;
- Điều tra quần thể, phân bố và xây dựng danh lục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm.
2. Phương pháp điều tra động vật rừng có xương sống:
- Sử dụng tuyến và điểm điển hình đại diện cho các sinh cảnh; quan sát trực tiếp, đếm số lượng cá thể, số lượng đàn, cấu trúc đàn đối với thú lớn, phạm vi hoạt động của đàn; nhận biết tiếng kêu, hót; nhận biết dấu vết đặc trưng; sử dụng bẫy ảnh; mẫu phiếu ghi chép điều tra động vật rừng có xương sống theo Biểu số 30 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; thu mẫu tiêu bản và mô tả theo Biểu số 31 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Điều tra mẫu vật, dấu vết còn giữ lại ở các thôn, bản, kết hợp phỏng vấn người dân địa phương.
3. Thành quả điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:
- Danh lục động vật rừng theo Biểu số 32 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Danh lục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Bản đồ phân bố động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Mẫu tiêu bản động vật rừng và phiếu mô tả tiêu bản;
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá động vật rừng có xương sống.
Trên đây là quy định về điều tra đa dạng thực vật rừng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?