Điều tra đa dạng thực vật rừng
Tại Điều 19 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định điều tra đa dạng thực vật rừng như sau:
1. Nội dung điều tra đa dạng thực vật rừng:
- Điều tra thành phần thực vật rừng, bao gồm: thực vật bậc cao có mạch và thực vật chưa có mạch;
- Xây dựng danh lục các loài thực vật rừng;
- Xác định yếu tố địa lý thực vật rừng;
- Xác định dạng sống thực vật rừng;
- Xác định công dụng của thực vật rừng;
- Điều tra phân bố các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
2. Phương pháp điều tra thực vật rừng:
- Sử dụng tuyến điều tra điển hình đi qua các đai cao, các dạng địa hình, các trạng thái rừng khác nhau; xác định toàn bộ các loài thực vật xuất hiện; ghi chép dạng sống, công dụng của thực vật theo Biểu số 27 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; xác định phân bố của các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên bản đồ hoặc bằng máy định vị trên tuyến điều tra kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương;
- Thu mẫu tiêu bản thực vật rừng và mô tả theo Biểu số 28 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Thành quả điều tra thực vật rừng:
- Danh lục thực vật theo Biểu số 29 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Bản đồ phân bố thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Mẫu tiêu bản thực vật rừng;
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đa dạng thực vật rừng.
Trên đây là quy định về điều tra đa dạng thực vật rừng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?