39 công việc không được sử dụng lao động nữ có thai, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Tôi là chủ doanh nghiệp và tôi cần biết thông tin về các công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi để thực hiện cho đúng theo tinh thần của pháp luật? Xin các luật sư học nhiều, biết rộng có thể tư vấn giúp doanh nghiệp chúng tôi về thông tin trên?

Trong quan hệ lao động ở nước ta hiện nay, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sức khỏe cũng như tinh thần của người lao động, nhất là lao động nữ. Nhà nước có những chính sách ưu tiên đối với lao động nữ trong quá trình tham gia các quan hệ lao động, và được luật hóa tại Bộ luật lao động 2012.

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi để làm một số công việc nhất định có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ, từ đó gián tiếp gây hại đối với sức khỏe của con dưới 12 tháng tuổi (ví dụ như chất lượng sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng, gây tác hại xấu khi cho con bú).

Theo đó, theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH thì người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm các công việc sau đây:

1. Các công việc ở môi trường bị ô nhiễm bởi điện từ trường vượt mức quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép (như công việc ở các đài phát sóng tần số radiô, đài phát thanh, phát hình và trạm ra đa, trạm vệ tinh viễn thông).

2. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ kín và nguồn phóng xạ hở; làm việc và tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ trong các cơ sở hạt nhân; cơ sở chế biến quặng phóng xạ; cơ sở xử lý và quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; cơ sở khai thác quặng có các sản phẩm trung gian hoặc chất thải phóng xạ trên mức miễn trừ; tiếp xúc trực tiếp với dược chất phóng xạ tại các khoa y học hạt nhân hoặc các cơ sở y tế có sử dụng dược chất phóng xạ trong điều trị và khám chữa bệnh.

3. Trực tiếp tiếp xúc (bao gồm: Sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng) với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hóa chất có khả năng gây biến đổi gen và ung thư sau đây:

+ 1,4 butanediol, dimetansunfonat;

+ 2 Naphtylamin;

+ 2,3,7,8 tetracloro dibenzen furan;

+ 3 - alfaphenyl - betaaxetyletyl;

+ 4 - amino, 10 - metyl floic axit;

+ 4 aminnobiphenyl;

+ 5 Fluoro-uracil;

+ Amiăng loại amosit, amiăng loại crysotil, amiăng loại crosidolit;

+ Asen (hay thạch tín), canxi asenat;

+ Axety salixylic axit;

+ Asparagin;

+ Benomyl;

+ Benzen;

+ Boric axit;

+ Các loại muối cromat không tan;

+ Cafein;

+ Chì, chì axetat, chì nitrat (tiếp xúc với hóa phẩm có pha chì như xăng, sơn, mực in; sản xuất ắc quy, hàn chì);

+ Dimetyl sunfoxid;

+ Direct blue-1;

+ Dioxin;

+ Dietystilboestrol;

+ Diclorometyl-ete;

+ Focmamid;

+ Hydrocortison, Hydrocortison axetat;

+ lod (kim loại);

+ Kali bromua, kali iodua;

+ Khí dụng vinazol;

+ Mercapto - purin;

+ N, N-di (Cloroetyl) 2. Naphtylamin;

+ Natri asenat, natri asenit, natri iodua, natri salixylat;

+ Nhựa than đá, phần bay hơi nhựa than đá;

+ Nitơ pentoxyt;

+ Thủy ngân, hợp chất metyl thủy ngân, metyl thủy ngân clorua;

+ Propyl - thio - uracil;

+ Tetrametyl thiuram disunfua;

+ Trameinnolon axtonid;

+ Thori dioxyt;

+ Theosunfan;

+ Triton WR - 1339;

+ Trypan blue;

+ Ribavirin;

+ Valproic axit;

+ Vincristin sunfat;

+ Vinyl clorua, vinyl clorid;

+ Xyclophotphamit.

4. Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất ảnh hưởng xấu tới thai nhi và sữa mẹ:

+ 1,1 - dicloro - 2,2-di (4-clorophenyl) etan;

+ 1,3 dimetyl - 2,6 dihydroxypurin;

+ 2. Sunfamilamidotazol;

+ 4,4 - DDE;

+ Andrin;

+ Antimon;

+ Betaquinin;

+ Các hợp chất có chứa lithi;

+ Canxiferol;

+ Cloralhydrat;

+ Decaclorobiphenyl;

+ Kali penixilin G;

+ Quinidin gluconat;

+ Stronti (Sr) peroxid;

+ Sunfadiazin, sunfatpiridin, sunfatmetazin Natri, sunfanilamid, sunfamerazin, sunfisoxazol axetyl;

+ Xezi và các muối chứa Xezi (Ce);

+ Xyclosporin.

5. Các công việc tiếp xúc với dung môi hữu cơ như: ngâm tẩm tà vẹt, trải nhũ tương giấy ảnh, in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy láng mỏng, cán ép nhựa phenol, vận hành nồi đa tụ keo phenol.

6. Các công việc trong sản xuất cao su: phôi liệu, cân đong, sàng sẩy hóa chất làm việc trong lò xông mủ cao su.

7. Sửa chữa lò, thùng, thép kín đường ống trong sản xuất hóa chất.

8. Làm việc ở lò lên men thuốc lá, thuốc lào, lò sấy điếu thuốc lá.

9. Đốt lò sinh khí nấu thủy tinh, thổi thủy tinh bằng miệng.

10. Ngâm tẩm da, muối da, bốc dỡ da sống.

11. Tráng paraphin trong bể rượu.

12. Sơn, hàn, cạo rỉ trong hầm men bia, trong các thùng kín.

13. Vào hộp sữa trong buồng kín.

14. Phá dỡ khuôn đúc.

15. Chế biến lông vũ trong điều kiện hở.

16. Làm sạch nồi hơi, ống dẫn khí.

17. Nghiền, phối liệu quặng hoặc làm các công việc trong điều kiện bụi chứa từ 10% dioxyt silic trở lên.

18. Tuyển khoáng chì; cán, kéo, dập sản phẩm chì, mạ chì.

19. Quay máy ép lọc trong nhà máy.

20. Vận hành máy nổ, máy phát điện từ 10KVA trở lên.

21. Đứng máy đánh dây, máy phun cước.

22. Lái máy kéo nông nghiệp (bất kể loại công suất nào).

23. Lái máy thi công (bất kể loại công suất nào).

24. Lái ôtô có trọng tải dưới 2,5 tấn (trừ lái xe có trợ lực); lái xe điện động, các phương tiện vận tải tại cơ sở; lái cầu trục tại cơ sở.

25. Lưu hóa, hình thành, bốc dỡ sản phẩm cao su cỡ lớn, bao gồm thùng, két nhiên liệu, lốp ôtô.

26. Mang vác nặng trên 20 kg.

27. Tham gia trực tiếp vào các hoạt động điều tra, xác minh, xử lý ổ dịch tại thực địa nơi đang nghi ngờ hoặc ghi nhận có trường hợp mắc bệnh.

28. Xúc, sấy, vận chuyển cá thối hoặc làm trong dây chuyền sản xuất bột cá gia súc.

19. Xáo đảo xúc bùn ao nuôi cá.

30. Công việc trực tiếp tiếp xúc với hóa chất thuốc nhuộm trong các nhà máy nhuộm như: thủ kho, phụ kho hóa chất; pha chế hóa chất thuốc nhuộm.

31. Đóng bao xi măng bằng máy 4 vòi bán tự động.

32. Lắp đặt, sửa chữa trạm VSAT (trạm mặt đất thông tin với ăng ten nhỏ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng biên giới và hải đảo.

33. Công việc phải ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng.

34. Làm việc trong môi trường thiếu dưỡng khí; trong nhà xưởng nơi có nhiệt độ không khí từ 40°C trở lên về mùa hè và từ 32°C trở lên về mùa đông.

35. Làm việc trong môi trường lao động có độ rung cao hơn quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia cho phép; sử dụng các loại máy, thiết bị có độ rung toàn thân và rung cục bộ cao hơn quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia cho phép.

36. Công việc có tư thế làm việc gò bó, trong không gian chật hẹp có khi phải nằm, cúi, khom.

37. Giao, nhận, bảo quản, vận hành máy bơm và đo xăng, dầu trong hang hầm; giao, nhận xăng, dầu trên biển.

38. Vận hành thiết bị nấu, đúc lá cực chì trong sản xuất ăcquy.

39. Vận hành thiết bị sản xuất và đóng thùng phốtpho vàng.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Lao động nữ
Hỏi đáp mới nhất về Lao động nữ
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ mang thai cần chuẩn bị giấy tờ gì để xin tạm hoãn hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có bắt buộc tặng quà vào ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 cho lao động nữ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc tối đa bao nhiêu lần, mỗi lần tối đa bao nhiêu ngày để đi khám thai theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể bố trí nghỉ 60 phút cuối ngày làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung trường hợp người lao động nữ được nghỉ làm tới 6 tháng từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2025, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sinh nhiều nhất 10 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% có được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con cần đáp ứng điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động nữ
Thư Viện Pháp Luật
423 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lao động nữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lao động nữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào