Điều tra cây cá lẻ trong theo dõi diễn biến rừng

Theo thông tin tôi được biết vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành văn bản về điều tra theo dõi diễn biến rừng. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định này thì việc điều tra cây cá lẻ trong theo dõi diễn biến rừng được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi.

Tại Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định điều tra cây cá lẻ trong theo dõi diễn biến rừng như sau:

1. Nội dung điều tra cây cá lẻ:

- Điều tra hình dạng thân cây, bao gồm: hình số thường và hình số tự nhiên của thân cây;

- Điều tra cây ngả hoặc bộ phận thân cây, bao gồm: đường kính, chiều dài (hoặc chiều cao) thân cây và thể tích cây (có vỏ, không vỏ);

- Điều tra cây đứng, bao gồm: đường kính thân tại vị trí 1,3 m, đường kính gốc, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, thể tích cây (có vỏ, không vỏ) và phẩm chất cây;

- Điều tra gốc chặt, bao gồm: đường kính và chiều cao.

2. Phương pháp điều tra cây cá lẻ:

- Sử dụng các dụng cụ đo chuyên dùng trong điều tra rừng để đo tính trực tiếp trên thân cây đứng hoặc bộ phận cây ngả và gốc chặt;

- Xác định hình số thường: giải tích thân cây để tính thể tích thực của cây và so sánh với thể tích hình viên trụ có đường kính bằng đường kính vị trí 1,3 m trên thân cây và chiều cao hình viên trụ bằng chiều dài thân cây;

- Xác định hình số tự nhiên: giải tích thân cây để tính thể tích thực của cây và so sánh với thể tích hình viên trụ có đường kính bằng đường kính vị trí 1/10 tính từ gốc trên thân cây và chiều cao bằng chiều dài thân cây;

- Tính thể tích bộ phận cây ngả: công thức tính thể tích bộ phận cây ngả hoặc khúc gỗ tròn được tính theo tiết diện ngang bình quân nhân (x) với chiều dài của cây ngả hoặc khúc gỗ tròn;

- Thể tích cây đứng tính gián tiếp qua công thức: V = G.H.F (trong đó: V là thể tích thân cây; G là diện tích tiết diện ngang thân cây; H là chiều cao cây; F là hình số) hoặc sử dụng các biểu thể tích lập sẵn và các mô hình tính thể tích lập sẵn để tra cứu, xác định thể tích cây đứng;

- Đường kính tán cây được đo thông qua hình chiếu tán trên mặt đất hoặc đo vẽ trắc đồ ngang của tán cây theo đúng hình dạng và phân bố của chúng trong lâm phần;

- Đánh giá phẩm chất cây đứng qua quan sát hình thái và sinh trưởng phát triển của cây để phân chia các cấp: tốt, trung bình và xấu.

3. Thành quả điều tra cây cá lẻ:

- Hệ thống số liệu đo đếm, thu thập và biểu tổng hợp kết quả điều tra, tính toán cây cá lẻ theo Biểu số 25 và Biểu số 26 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá cây cá lẻ.

Trên đây là quy định về Điều tra cây cá lẻ trong theo dõi diễn biến rừng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Hồ Văn Ngọc
378 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào