Điều tra lập địa trong theo dõi diễn biến rừng
Tại Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, quy định điều tra lập địa trong theo dõi diễn biến rừng như sau:
1. Nội dung điều tra lập địa:
- Điều tra lập địa cấp 1;
- Điều tra lập địa cấp 2;
- Điều tra lập địa cấp 3;
- Điều tra đất rừng;
- Mức độ chi tiết các chỉ tiêu điều tra lập địa cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đất rừng theo quy định tại Biểu số 23 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Phương pháp điều tra lập địa:
- Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra lập địa, diện tích từ 100 đến 200 m2; mô tả các yếu tố lập địa, bao gồm: địa hình, địa thế, khí hậu, thủy văn, lớp phủ bề mặt;
- Đào, mô tả phẫu diện đất và phân tích các chỉ tiêu lý, hóa của đất theo quy định tại Biểu số 23 và Biểu số 24 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Chồng ghép các bản đồ.
3. Thành quả điều tra lập địa:
- Bản đồ lập địa cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo quy định của pháp luật về bản đồ;
- Hệ thống số liệu điều tra gốc, biểu kết quả phân tích đất;
- Thuyết minh bản đồ lập địa.
Trên đây là quy định về Điều tra lập địa trong theo dõi diễn biến rừng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
- Giáng sinh 2024 ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2024? Người lao động nghỉ Giáng sinh 2024 bao nhiêu ngày?
- Khi được tham gia hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?
- Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên từ 10/1/2025?