Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành và điều kiện lập địa
Tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành và điều kiện lập địa như sau:
Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành:
1. Rừng tự nhiên, bao gồm:
- Rừng nguyên sinh;
- Rừng thứ sinh, bao gồm: rừng thứ sinh phục hồi và rừng thứ sinh sau khai thác.
2. Rừng trồng được phân theo loài cây, cấp tuổi, bao gồm:
- Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
- Rừng trồng lại;
- Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác.
Phân chia rừng theo điều kiện lập địa:
1. Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất.
2. Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
3. Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm:
- Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;
- Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn, nước lợ;
- Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ.
4. Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.
Trên đây là quy định về phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành và điều kiện lập địa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?